GEM Global - Đối tác đào tạo tin cậy của các doanh nghiệp
Là một thành viên của tổ chức đào tạo Smart Train, Học Viện Quản Lý GEM (GEM Global) là đối tác đào tạo tin cậy về Quản lý và Lãnh đạo của các Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về GEM Global
Previous slide
Next slide
Trang chủ » Quản Lý Nhân Sự Là Gì? 5 Kỹ Năng Cốt Lõi Của Nhà Quản Lý Nhân Sự Chuyên Nghiệp

Quản Lý Nhân Sự Là Gì? 5 Kỹ Năng Cốt Lõi Của Nhà Quản Lý Nhân Sự Chuyên Nghiệp

Quản lý nhân sự là vị trí quan trọng và cấp thiết ở bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy Quản lý nhân sự là gì? Công việc của một nhà quản lý nhân sự liệu có vất vả? Và đâu là 5 kỹ năng cốt lõi của nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp? Hãy cùng GEM Global tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.


I. Quản lý nhân sự là gì?

1. Khái niệm Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự –  Human Resource Management (thường được viết tắt là HRM) hiểu đơn giản là quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức hoặc  doanh nghiệp. 

Tùy thuộc vào mục tiêu và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, Quản lý nhân sự sẽ chịu trách nghiệm trong việc tuyển dụng, quản lý, giám sát và đào tạo nguồn nhân lực. Không chỉ vậy, nhà quản lý nhân sự còn cần xây dựng , tối ưu hóa và điều chỉnh các chiến lược, quy trình nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp cũng như duy trì và phát triển tiềm năng đội ngũ lực lượng lao động cho tổ chức đó. 

Tóm lại, Quản lý nhân sự là việc khai thác và sử dụng nguồn nhân sự của tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả và hợp lý nhất. 

2. Vai trò của nhà Quản lý Nhân sự

Nhân sự trong doanh nghiệp được ví như cầu nối, bộ xương của tổ chức. Để thực hiện thành công các chiến lược đề ra, bên cạnh nguồn lực tài chính mỗi doanh nghiệp cần sở hữu và sử dụng đội ngũ nhân lực hiệu quả. Do đó, tầm quan trọng của quản lý nhân sự tỉ lệ thuận với thành công của doanh nghiệp.

Bằng kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp của mình, Nhà quản lý nhân sự cần chung tay với Ban lãnh đạo Doanh nghiệp bồi đắp nên một đội ngũ nhân viên tài đức vẹn toàn, đoàn kết và cống hiến lâu dài vì sự phát triển bền vững của tổ chức.

II. Công việc chính của Nhà Quản lý nhân sự

1. Quản lý hiệu suất làm việc

Nhà Quản lý nhân sự phụ trách quản lý quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi HRM cần nắm rõ quy trình làm việc cũng như đánh giá hiệu suất công việc của nhân sự. Đồng thời, quản lý nhân sự sẽ theo sát nhằm điều phối, thúc đẩy và tạo các động lực để đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả hơn.

Quy trình quản lý hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên bao gồm lập kế hoạch, giám sát và khen thưởng đối với đóng góp của nhân viên trong suốt quá trình họ làm việc tại tổ chức. Nhà nhân sự cần đánh giá thường xuyên, đều đặn nhằm giúp nhân sự phát huy tối đa tiềm năng. Bên cạnh đó, HRM cần tìm ra những lổ hổng cần khắc phục, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hỗ trợ và phối hợp giữa các phòng ban với nhau.

2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển giúp nhân viên nâng cao kỹ năng, năng lực của bản thân – đây là một trong những động lực lớn giúp doanh nghiệp phát triển và đi nhanh hơn. Do đó, Nhà nhân sự cần xây dựng và tổ chức các kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên trong công việc thực tế.

Để làm được điều đó, HRM cần dựa trên nguồn nhân lực, ngân sách doanh nghiệp và chiến lược chung của doanh nghiệp tại từng thời điểm nhằm đưa ra kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp.

3. Xây dựng kế hoạch dự phòng nhân lực

Không có điều gì đảm bảo rằng nhân sự sẽ mãi gắn bó và cống hiến suốt sự nghiệp đi làm của họ với doanh nghiệp. Do đó, Quản lý nhân sự cần lập một kế hoạch dự phòng nhân lực nhằm đảm bảo nguồn nhân lực luôn ổn định kể cả khi có nhân sự đột ngột rời đi. Trong thực tế, Xây dựng và nuôi dưỡng kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực là chìa khóa quan trọng để quản lý nhân sự tốt.

4. Xây dựng chế độ lương thưởng, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự

Một trong những công việc cơ bản của việc quản lý nhân sự là xây dựng chế độ lương thưởng, quyền lợi và phúc lợi cho nhân sự. Chế độ đãi ngộ là một trong những công cụ nhằm tạo động lực, giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Nguyên tắc đi đầu trong công việc này là đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tương xứng với năng lực mỗi nhân viên.

5. Quản lý thông tin nguồn nhân lực

Ngày nay, Hệ thống thông tin nguồn nhân lực (HRIS) là công cụ quan trọng giúp cho công việc quản lý nhân sự thuận tiện và đạt hiệu suất cao hơn. Thông qua việc quản lý thông tin nguồn nhân lực, giúp cho HRM nắm bắt thông tin nhân viên để đánh giá về năng lực, từ đó đưa ra các chiến lược tổ chức, sắp xếp, phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho doanh nghiệp.

6. Tuyển dụng ứng viên phù hợp

Quản lý nhân sự còn là người chịu trách nghiệm tìm kiếm và tuyển dụng các ứng viên phù hợp cho tổ chức doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó, HRM cần lên kế hoạch tuyển dụng nhằm thu hút các ứng viên tài năng, phù hợp với yêu cầu của tổ chức đồng thời tối ưu hóa chi phí ngân sách tuyển dụng.

III. Top 5 kỹ năng quản lý nhân sự cốt lõi của nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng, cơ bản đầu tiên cần có của một người làm nghề nhân sự. Công việc đòi hỏi phải làm việc với con người vì vậy bạn cần có khả năng giao tiếp khéo léo, mềm mỏng nhằm linh hoạt trong mọi tình huống. Nhà nhân sự cầu trau dồi và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp sau:

  • Thái độ, cử chỉ đúng đắn, lịch sự và ôn hòa với mọi người
  • Phong thái tự tin, đĩnh đạc và giọng nói thuyết phục
  • Vốn hiểu biết sâu rộng, thích nghi trong mọi hoàn cảnh
  • Biết lắng nghe, tinh tế và tiếp nhận thông tin từ người khác
  • Khả năng ăn nói lưu loát, dễ gần.

2. Kỹ năng lãnh đạo

Để quản lý và làm việc với một lượng lớn nhân viên, nhà nhân sự cần có kỹ năng lãnh đạo nhằm dẫn dắt đội ngũ đạt mục tiêu doanh nghiệp. Kỹ năng này đồng thời giúp nhà quản lý có khả năng lên các chiến lược với mục tiêu rõ ràng và phân công nhiệm vụ cho đội ngũ nhân sự.

3. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Lắng nghe tưởng chừng là một công việc đơn giản, nhưng trong vai trò quản lý nhân sự, đây là một kỹ năng quan trọng đòi hỏi nhà nhân sự đầu tư học hỏi và rèn luyện. Để thành công trên cương vị quản lý nhân sự, họ cần biết lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng tâm tư của mỗi thành viên trong tổ chức. Từ đó nắm bắt thông tin và đưa ra các biện pháp giải quyết và chiến lược phát triển nhân sự phù hợp.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề ra quyết định

Là một nhà HR, cần có một cái đầu lạnh và trái tim đủ nóng để giải quyết chính xác các vấn đề cũng như đưa ra quyết định hợp lý. Nhà nhân sự là cầu nối giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và người lao đồng, do đó trong suốt quá trình làm việc, bạn phải giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa 2 nhóm này. Kỹ năng này giúp bạn giải quyết thật tài tình bài toán cân bằng giữa 2 bên sao cho không mất lòng nội bộ.

5. Kỹ năng đọc vị tâm lý

Cuối cùng, Đọc vị tâm lý là một bí kíp quan trọng của quản lý nhân sự. Khả năng đọc vị tâm lý giúp bạn trong các công việc thường nhật như tuyển dụng, giữ chân nhân tài. Hay hơn hết, còn giúp bạn dung hòa được mối quan hệ như lửa với nước giữa doanh nghiệp và người lao động.

IV. Các mức lương cơ bản của Ngành Quản lý nhân sự

Trong những năm gần đây, Quản lý nhân sự là ngành nghề vô cùng hot với mức lương hấp dẫn và khá cao so với những ngành khác. Tùy thuộc vào vai trò và vị trí mà mức lương sẽ có sự khác biệt. Về mặt bằng chung, đối với sinh viên ra trường, chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương từ 7 – 12 triệu đồng đối với chuyên viên nhân sự có kinh nghiệm từ 2 – 5 năm tùy thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp.

Với cấp bậc quản lý trở lên, mức lương sẽ giao động từ 10 – 45 triệu/ tháng . Cuối cùng, giám đốc nhân sự sẽ mức lương cao nhất từ 30 – 100 triệu/ tháng.

V. Các trường đào tạo Ngành quản lý nhân sự

Để theo nghề quản lý nhân sự, không nhất thiết bạn phải học ngành quản trị nhân sự. Tuy nhiên, việc học đúng ngành sẽ giúp cho con đường sự nghiệp của bạn đi nhanh và bằng phẳng hơn.

1. Danh sách các trường đào tạo ngành quản lý nhân sự khu vực Miền Bắc

  • Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Thương Mại. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Đại học Công nghiệp. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Lao Động – Xã Hội. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Công Nghệ Đông Á. Chương trình đào tạo xem tại đây

2. Các trường đào tạo ngành quản lý nhân sự khu vực Miền Nam

  • Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Hoa Sen. Chương trình đào tạo xem tại đây
  • Trường Đại học Mở TP. HCM. Chương trình đào tạo xem tại đây

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Quản lý nhân sự là gì? 7 Kỹ năng cốt lõi của nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng mềm của quản lý nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học về nhân sự tại GEM Global.

Nguồn: GEM Global tổng hợp

Đăng ký tham dự

    Thông tin học viên







    Thông tin doanh nghiệp xuất hoá đơn



    • Phí ưu đãi được áp dụng khi Học viên chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày.Ngoài ưu đãi chuyển phí sớm, nếu Quý vị đăng ký theo nhóm sẽ được hưởng thêm “ưu đãi đăng ký nhóm” theo chính sách của GEM Global.

    • Học viên sẽ không được hoàn phí sau khi đã đóng phí tham dự. Tuy nhiên, nếu Học viên muốn dời khóa, vui lòng liên hệ bộ phận Tu Vấn Đào Tạo trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày để được hỗ trợ.

    • Học viên vui lòng sắp xếp dự học đầy đủ các buổi học trong các khóa học. GEM Global chỉ có chính sách học bù cho các chương trình trung hạn với thời lượng trên 14 buổi.

    • Đề cao tính ứng dụng và những chia sẻ thực tiễn cho người học.

    • Học viên sẽ chỉ được cấp “Chứng chỉ Khóa học” hay “Chứng nhận Tham dự“ nếu tham dự hơn 70% tổng số buổi học tại lớp của khóa học đó (nếu vắng trên 30% tổng số buổi học tại lớp thì sẽ không được cấp “Chứng chỉ” hay “Chứng nhận”).

    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu Quý vị có thể chia sẻ cho chúng tôi Quý vị biết GEM Global qua kênh thông tin nào: