GEM Global - Đối tác đào tạo tin cậy của các doanh nghiệp
Là một thành viên của tổ chức đào tạo Smart Train, Học Viện Quản Lý GEM (GEM Global) là đối tác đào tạo tin cậy về Quản lý và Lãnh đạo của các Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về GEM Global
Previous slide
Next slide
Trang chủ » 6 Ứng Dụng Hiệu Quả Của Phân Tích Dữ Liệu Nhân Sự Trong Lĩnh Vực Quản Trị Nhân Sự Hiện Nay

6 Ứng Dụng Hiệu Quả Của Phân Tích Dữ Liệu Nhân Sự Trong Lĩnh Vực Quản Trị Nhân Sự Hiện Nay

Quyết định dựa trên cảm tính và trực giác đã trở nên “cũ kỹ”.
Thay vào đó, Phân tích và ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu nhân sự là yếu tố cốt lõi trong các chiến lược nhân sự, cũng là giải pháp quan trọng để nhà nhân sự vượt qua các thách thức trong môi trường tuyển dụng, giữ chân nhân tài đầy biến động hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu Phân tích dữ liệu trong Quản trị nhân sự hiện nay quan trọng như thế nào? Và các ứng dụng hiệu quả của phân tích dữ liệu trong lĩnh vực quản trị nhân sự thông qua bài viết dưới đây cùng GEM Global nhé.

Phân Tích Dữ Liệu Trong Quản Trị Nhân Sự 

Theo Báo cáo của Bersin by Deloitte vào năm 2017 cho thấy các tổ chức sử dụng phân tích dữ liệu trong quản trị nhân sự đã đạt được kết quả tích cực, bao gồm cải thiện tốc độ tuyển dụng, tăng khả năng giữ chân nhân viên, và nâng cao hiệu quả về quản lý nhân sự. Tại Việt Nam, việc sử dụng phân tích dữ liệu trong quản trị nhân sự cũng đang ngày càng được quan tâm và phát triển. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định quản trị nhân sự đúng đắn hơn, từ việc tuyển dụng, đào tạo, giữ chân nhân viên và đánh giá hiệu quả làm việc.
 
Trong một nghiên cứu của PwC Việt Nam năm 2019, đã chỉ ra rằng 57% doanh nghiệp tại Việt Nam đã sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu để giám sát hoạt động của nhân viên và đưa ra quyết định nhân sự. Các công ty lớn như VinGroup, Viettel hay Tiki cũng đã áp dụng phân tích dữ liệu để quản trị nhân sự hiệu quả hơn.
 
Tuy nhiên, việc sử dụng phân tích dữ liệu trong quản trị nhân sự vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và đào tạo nhân sự để phát triển và áp dụng phân tích dữ liệu trong quản trị nhân sự hiệu quả hơn tại Việt Nam.

6 Ứng Dụng Của Phân Tích Dữ Liệu Trong Quản Trị Nhân Sự Hiện Nay

1. Ra Quyết Định Quản Trị Nhân Sự (Data Driven HR)

Khi dữ liệu hướng dẫn mọi quyết định mà bộ phận nhân sự của bạn đưa ra, từ tuyển dụng và giữ chân nhân tài đến đào tạo và năng suất, kết quả sẽ là một chức năng kinh doanh nhân sự hiệu quả hơn nhiều.

Điều quan trọng nhất của việc sử dụng dữ liệu để ra quyết định quản trị nhân sự là đảm bảo rằng những quyết định đó được đưa ra dựa trên thông tin chính xác và đầy đủ, không chỉ dựa trên cảm tính hoặc kinh nghiệm cá nhân. Điều này sẽ giúp tổ chức đạt được những lợi ích sau đây:

  • Tăng hiệu quả và hiệu suất làm việc của nhân viên: Bằng cách sử dụng dữ liệu, các quyết định về đào tạo, phát triển kỹ năng, phân công công việc và quản lý thời gian làm việc sẽ được đưa ra dựa trên thông tin chính xác về năng lực, kinh nghiệm và mục tiêu cá nhân của từng nhân viên. Điều này giúp tăng cường hiệu quả và hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời cải thiện năng suất và hiệu quả của tổ chức.
  • Tăng sự hài lòng của nhân viên: Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định nhân sự sẽ giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình quản lý nhân sự. Những quyết định dựa trên dữ liệu sẽ giúp tăng sự hài lòng của nhân viên, đồng thời giảm thiểu sự bất đồng trong công việc và tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
  • Giảm chi phí và tăng lợi nhuận: Sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định quản trị nhân sự sẽ giúp giảm chi phí của tổ chức bằng cách giảm thiểu các khoảng trống về nhân sự và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Đồng thời, sử dụng dữ liệu để đưa ra quyết định về tuyển dụng, phát triển nhân sự và thưởng lương sẽ giúp tăng lợi nhuận của tổ chức.

2. Tuyển Dụng Và Thu Hút Nhân Tài

Chúng ta điều biết, những năm gần đây là thời điểm khó khăn đối với các nhà tuyển dụng. Ngành Nhân sự đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân tài kéo dài, điều này có nghĩa là tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài chất lượng đang cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Trực quan hóa và ra quyết định dựa trên dữ liệu trong quá trình tuyển dụng và thu hút nhân tài sẽ giúp các nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về quá trình tuyển dụng của họ, tìm ra những điểm cần cải thiện và đưa ra những quyết định hợp lý để nâng cao hiệu quả tuyển dụng. Một số ví dụ về việc sử dụng dữ liệu trong quá trình tuyển dụng và thu hút nhân tài như sau:

  • Quảng cáo tuyển dụng đích danh: Sử dụng dữ liệu về tiêu chuẩn tuyển dụng và các thông tin về ứng viên tiềm năng, bạn có thể đích danh các quảng cáo tuyển dụng của mình tới các đối tượng ứng viên phù hợp. Ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm một nhân viên kinh doanh ở một khu vực cụ thể, bạn có thể sử dụng dữ liệu về địa lý để đưa quảng cáo của mình đến đúng đối tượng ứng viên trong khu vực đó.
  • Đánh giá độ hấp dẫn của nhà tuyển dụng: Bằng cách phân tích dữ liệu về tình trạng tuyển dụng, tỷ lệ từ chối lời mời phỏng vấn và phản hồi của ứng viên, bạn có thể đánh giá được độ hấp dẫn của nhà tuyển dụng và tìm cách cải thiện chất lượng tuyển dụng của mình.
  • Phân tích tập trung vào ứng viên: Bằng cách phân tích dữ liệu về các ứng viên đã ứng tuyển và các ứng viên hiện đang làm việc tại công ty của bạn, bạn có thể đưa ra các giả định và xu hướng về những đặc điểm chung của những người có thể phù hợp với công việc và môi trường làm việc tại công ty của bạn. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng những người có kinh nghiệm làm việc tại các công ty cùng ngành thường thành công hơn trong công ty của bạn, bạn có thể tập trung vào việc thu hút và tuyển dụng những ứng viên đó.
  • Đo lường hiệu quả của quá trình tuyển dụng: Bằng cách phân tích dữ liệu về các tiêu chí tuyển dụng như thời gian từ lúc đăng tuyển đến khi tuyển được ứng viên, tỷ lệ chấp nhận lời mời phỏng vấn, tỷ lệ từ chối lời mời phỏng vấn, tỷ lệ chấp nhận lời mời làm việc và tỷ lệ từ chối lời mời làm việc, bạn có thể đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng và tìm cách cải thiện.

3. Đào Tạo Và Phát Triển (Training And Development)

Liệu chương trình đào tạo và phát triển nhân sự của bạn có đang phù hợp và hiệu quả không? Đó là một câu hỏi quan trọng mà các chuyên gia nhân sự cần trả lời, nhưng nếu không có một phương pháp để đo lường kết quả, không có cách nào để biết liệu nguồn lực và nỗ lực của đội ngũ của bạn có được sử dụng đúng cách cho một chương trình đào tạo hay không.

Một cách tiếp cận hiệu quả để đánh giá tác động của chương trình đào tạo và phát triển là hỏi ý kiến từ nhân viên thông qua khảo sát hoặc các cuộc trò chuyện một kết một với quản lý, cũng như thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến hoàn thành và hiểu biết của chương trình. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng dữ liệu trong đào tạo và phát triển nhân sự:

  • Phân tích nhu cầu đào tạo: Sử dụng dữ liệu nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo của tổ chức. Phân tích kỹ năng hiện tại của nhân viên, tìm ra những kỹ năng cần thiết để giúp nhân viên đạt được mục tiêu và tiến bộ trong sự nghiệp của mình. Dữ liệu này có thể giúp tổ chức đưa ra quyết định thông minh về những khóa học, chương trình đào tạo phù hợp để giúp nhân viên phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Theo dõi tiến trình đào tạo: Sử dụng dữ liệu để theo dõi tiến trình đào tạo của nhân viên. Theo dõi việc hoàn thành khóa học, đánh giá mức độ hiệu quả của khóa học, cải thiện quá trình đào tạo để giúp nhân viên đạt được kỹ năng và mục tiêu công việc của mình.
  • Xác định tác động của đào tạo đến hiệu suất: Sử dụng dữ liệu để đánh giá tác động của đào tạo đến hiệu suất làm việc của nhân viên. So sánh dữ liệu trước và sau đào tạo, đánh giá sự khác biệt về hiệu suất, giúp tổ chức xác định được giá trị của các khóa học đào tạo.
  • Tối ưu hoá chương trình đào tạo: Sử dụng dữ liệu để tối ưu hoá chương trình đào tạo của tổ chức. Phân tích dữ liệu để xác định những khóa học, chương trình đào tạo nào được nhân viên đánh giá cao và hiệu quả nhất, từ đó giúp tổ chức cải thiện và phát triển chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhân viên.

4. Tiêu Hao Lao Động Và Giữ Chân Nhân Viên (Attrition And Retention)

Theo cuộc khảo sát Chiến lược Tuyển dụng của Capterra** từ tháng 7 năm 2021, 51% nhân viên có trách nhiệm tuyển dụng tiết lộ rằng số lượng vị trí việc làm đang tuyển dụng mà họ đang phụ trách là cao hơn trung bình. Sự thiếu hụt nhân tài là một phần nguyên nhân, nhưng mức độ nghỉ việc cao kỷ lục cũng là một yếu tố chính góp phần vào sự dư thừa các vị trí còn trống.

Vì vậy, tìm hiểu nguồn gốc của sự ra đi là ưu tiên hàng đầu cho các nhà lãnh đạo quản lý nhân sự. Và đương nhiên, dữ liệu là một trong những cách tốt nhất để làm điều đó. Ví dụ, bạn có thể thu thập thông tin từ các nhân viên nghỉ việc thông qua cuộc phỏng vấn ra đi và các cuộc khảo sát, sau đó sử dụng phần mềm phân tích để xác định các điểm chung giữa các kết quả. Dựa trên kết quả đó để truy tìm được nguyên nhân nhân sự nghỉ việc nhằm cải thiện các chính sách, chiến lược giữ chân nhân sự của doanh nghiệp.

5. Chế Độ Chính Sách Và Tiền Lương (Benefits And Compensation) 

Một trong những khoản chi phí lớn nhất cho bất kỳ doanh nghiệp nào là chi phí tiền lương cho nhân viên. Điều này kết hợp với thực tế rằng chúng ta đang ở trong một môi trường lạm phát, đã khiến cho phân tích tiền lương trở thành một thực hành cần thiết hơn bao giờ hết đối với các quản lý nhân sự.

Cuộc khảo sát Chiến lược Tuyển dụng của Capterra** đã cho thấy chỉ có 13% nhà tuyển dụng không xem xét tăng lương để thu hút ứng viên đến tổ chức của họ. Vì vậy, nếu bạn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân tài chất lượng thì đây là lúc bạn phải có một cách tiếp cận chủ động hơn trong chế độ chính sách và lương thưởng. Bạn có thể làm điều này bằng cách so sánh phạm vi lương của tổ chức bạn với các doanh nghiệp tương tự, xem xét tỷ lệ áp dụng các khoản phúc lợi khác nhau để xác định những thay đổi cần được thực hiện, và đánh giá khoảng cách công bằng về mức lương. Từ đó đưa ra chính sách, lương thưởng phù hợp, tương xướng và hấp dẫn với những ứng viên tài năng mà phù hợp với ngân sách công ty.

6. Hiệu Suất Lao Động (Employee Productivity) 

Từ góc nhìn của bộ phận Nhân sự, năng suất được hiểu là sự sử dụng hiệu quả các nguồn lực như tài năng, tiền bạc và thời gian. Phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường năng suất của nhân viên đối chiếu với mục tiêu của tổ chức.

Ví dụ, bạn có thể xem xét và phân loại một số chỉ số (như doanh thu trên mỗi nhân viên toàn thời gian) hữu ích để đánh giá năng suất của đội ngũ lao động trong toàn bộ công ty, thay vì các chỉ số khác (như tỷ lệ hoàn thành dự án) chỉ thích hợp để đo lường hiệu suất của một nhóm hoặc cá nhân. Hơn nữa, bạn có thể đo lường cách các nguồn lực được phân bổ hiệu quả bằng cách theo dõi tỷ lệ áp dụng của các công cụ hoặc lợi ích khác nhau.


Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Phân tích dữ liệu trong Quản trị Nhân Sự 6 ứng dụng Phân tích dữ liệu trong quản trị nhân sự hiệu quả hiện nay.Sắp tới, GEM Global sẽ khai giảng khóa Analytics In Human Resource Management (Phân Tích Dữ Liệu Trong Quản Trị Nhân Sự) nhằm cung cấp tư duy, kỹ năng và kỹ thuật Phân tích dự liệu trong Nhân sự và ứng dụng vào công việc thực tế. Khóa học đặc biệt chú trọng tới ứng dụng phân tích dữ liệu nhân sự trong Thu hút nhân tài, Phúc lợi toàn diện, Học tập và phát triển, Sức khỏe tinh thần nhân viên và Trải nghiệm nhân viên.

🔻Khám phá chi tiết khóa học TẠI ĐÂY

Nguồn: capterra.com, Delloite, PwC, GEM Global tổng hợp và biên soạn.

Đăng ký tham dự

    Thông tin học viên







    Thông tin doanh nghiệp xuất hoá đơn



    • Phí ưu đãi được áp dụng khi Học viên chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày.Ngoài ưu đãi chuyển phí sớm, nếu Quý vị đăng ký theo nhóm sẽ được hưởng thêm “ưu đãi đăng ký nhóm” theo chính sách của GEM Global.

    • Học viên sẽ không được hoàn phí sau khi đã đóng phí tham dự. Tuy nhiên, nếu Học viên muốn dời khóa, vui lòng liên hệ bộ phận Tu Vấn Đào Tạo trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày để được hỗ trợ.

    • Học viên vui lòng sắp xếp dự học đầy đủ các buổi học trong các khóa học. GEM Global chỉ có chính sách học bù cho các chương trình trung hạn với thời lượng trên 14 buổi.

    • Đề cao tính ứng dụng và những chia sẻ thực tiễn cho người học.

    • Học viên sẽ chỉ được cấp “Chứng chỉ Khóa học” hay “Chứng nhận Tham dự“ nếu tham dự hơn 70% tổng số buổi học tại lớp của khóa học đó (nếu vắng trên 30% tổng số buổi học tại lớp thì sẽ không được cấp “Chứng chỉ” hay “Chứng nhận”).

    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu Quý vị có thể chia sẻ cho chúng tôi Quý vị biết GEM Global qua kênh thông tin nào: