GEM Global - Đối tác đào tạo tin cậy của các doanh nghiệp
Là một thành viên của tổ chức đào tạo Smart Train, Học Viện Quản Lý GEM (GEM Global) là đối tác đào tạo tin cậy về Quản lý và Lãnh đạo của các Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về GEM Global
Previous slide
Next slide
Trang chủ » 3 điều quan trọng trong nghệ thuật đàm phán của người do thái

3 điều quan trọng trong nghệ thuật đàm phán của người do thái

1. CÂN BẰNG LỢI ÍCH

Khi tiếp xúc với đối phương, trước tiên phải tìm hiểu rốt cuộc đối phương mong muốn điều gì? Sau khi đã biết rồi, phải suy nghĩ mình mình có thể cho đi những gì?

Cái cơ bản của đàm phán là tìm được lợi ích chung giữa mình và đối phương. Nguyên tắc qua lại giữa con người với nhau là thỏa thuận công bằng. Nếu hiểu rõ được điều này, khi đàm phán sẽ biết tiến, lùi đúng lúc. Nhưng có người lúc nào cũng chỉ chăm chăm theo đuổi lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích của đối phương.

Không có cuộc đàm phán nào thắng cả 100%. Trong quá trình đàm phán, nếu hai bên đều không chịu nhượng bộ thì làm sao đạt được thỏa thuận. Vì thế, chúng ta ý thức dành cho mình lợi ích lớn nhất trong đàm phán, xong vẫn phải tính toán trước trong phạm vi hợp lý, mức độ vừa phải, cho đối phương một vài lợi ích. Như vậy mới có thể giảm nguy cơ đàm phán đổ vỡ xuống mức thấp nhất.

2. GIỮ THỂ DIỆN CHO ĐỐI PHƯƠNG

Mục đích đàm phán không phải là đánh bại đối phương, mà là thuyết phục đối phương đồng ý với ý kiến của mình, do đó tốt nhất không được tỏ vẻ đắc thắng, không chịu lùi bước.

Trong đàm phán, tuy điều bạn nói phải hợp lý mới có sức thuyết phục. Song mục đích cuối cùng vẫn phải làm thế nào để đối phương có thể hiểu được. Nói chính xác hơn là “đạo lý” không đủ vẫn có khả năng đạt được thỏa thuận, nhưng nếu không thể hiểu nhau thì có đầy đủ “đạo lý” cũng không đạt được mục đích. Điều này yêu cầu lời nói trong đàm phán vừa hợp lý vừa hợp tình.

Vì vậy, tuyệt đối không được dùng “đạo lý” để ép đối phương vào đường cùng, bí quyết đàm phán nằm ở chỗ tìm cách để đối phương hiểu ý kiến của mình.

3. CHÚ Ý VẺ BỀ NGOÀI VÀ CÁC CHI TIẾT NHỎ

Khi tổ chức đàm phán, ít nhiều phải tạo ra sự nổi bật để giúp bạn thực hiện được mục đích. Một mặt phải lưu ý đến trang phục và lễ tiết phù hợp, tránh mặc những trang phục kì quặc, màu sắc chói lọi và những lời nói, hành động lập dị, mặt khác phải tính toán kỹ đến các chi tiết liên quan đến địa điểm, thời gian, người tham gia đàm phán và trình tự đàm phán. Bạn không nên cho rằng những chuyện nhỏ này là vụn vặt, không đáng quan tâm, bởi chúng luôn chi phối tiến trình đàm phán.

Gọi đàm phán là một “nghệ thuật” quả không chua ngoa chút nào. Do vậy, nếu là doanh nhân, nhất định bạn không nên cho rằng những chi tiết này không đáng coi trọng…

Nguồn: Theo sách *Nghệ thuật đàm phán của người Do Thái*

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân

Giám Đốc Đào Tạo Các Giải Pháp Công Nghệ

Hiện Ông là Trưởng bộ môn Thị trường tài chính tại khoa Ngân Hàng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Ông Huân làm công tác chuyên gia tư vấn đầy kinh nghiệm về phát triển công nghệ và chuyển đổi số, quy hoạch kinh tế cho nhiều tỉnh thành và chính phủ Việt Nam, như Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Đak Nông, TP. Hồ Chí Minh… 

Ông. Phạm Ngọc Hoàng Thanh

Giám Đốc Đào Tạo Chương Trình Tài Chính – Đầu Tư

Là người sáng lập và hiện là Giám đốc Điều hành Học viện Smart Train, tổ chức chuyên sâu đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CMA, CFA, CIA, CTP, FPAC và IFRS. Đồng thời, Ông Thanh đang là Ủy viên BCH CLB Kế Toán Trưởng Việt Nam (VCCA), Ủy viên BCH Hội Kế toán TP.HCM (HAA).

Bà. Bùi Thị Hòa (Anna Bùi)

Tư Vấn Đào Tạo Doanh Nghiệp

Bà có cơ hội làm việc đa dạng từ tổ chức phi chính phủ đến tập đoàn lớn và công ty đa quốc gia. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, đào tạo và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Bà. Lê Thị Ngọc Trâm

Trưởng Bộ Phận Truyền Thông & Marketing

Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, Truyền thông & Quảng bá thương hiệu, cùng 6 năm làm việc trong các ngành Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, F&B…, bà Trâm đã triển khai nhiều chiến dịch hiệu quả, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và kết nối cộng đồng.

Bà. Nguyễn Thị Phương Anh
(Cindy Nguyễn)

Trưởng Tư Vấn Đào Tạo

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn và Đào tạo, Bà đã đồng hành cùng nhiều cá nhân và doanh nghiệp lớn trong hành trình phát triển con người & tổ chức.

Bà. Nguyễn Thị Kim Nga

Trưởng Bộ Phận Tài Chính – Kế Toán

Gần 10 năm giữ vai trò Kế toán trưởng tại các hệ thống y tế uy tín như Victoria Healthcare, DHA, và Nova Healthcare.

Bà. Hồ Thị Minh Hằng

Nhà Sáng Lập, Giám Đốc Điều Hành

Trước khi chuyển sang lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bà có gần 10 năm làm Product Manager cho Sony Việt Nam. Bà Hằng chính là người tham gia quan trọng vào quá trình chuyển đổi kinh doanh TV màn hình cong sang TV LCD đạt đúng thời điểm với mức chi phí và hàng tồn kho tối ưu tại thị trường Việt Nam. Sau đó bà phụ trách quản lý nhóm sản phẩm Personal Audio và đạt giải “Kinh Doanh Xuất Sắc Trong Khu Vực” do Phó Chủ Tịch Tập Đoàn Sony trao giải năm 2009;

Đăng ký tham dự

    Thông tin học viên







    Thông tin doanh nghiệp xuất hoá đơn



    • Phí ưu đãi được áp dụng khi Học viên chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày.Ngoài ưu đãi chuyển phí sớm, nếu Quý vị đăng ký theo nhóm sẽ được hưởng thêm “ưu đãi đăng ký nhóm” theo chính sách của GEM Global.

    • Học viên sẽ không được hoàn phí sau khi đã đóng phí tham dự. Tuy nhiên, nếu Học viên muốn dời khóa, vui lòng liên hệ bộ phận Tu Vấn Đào Tạo trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày để được hỗ trợ.

    • Học viên vui lòng sắp xếp dự học đầy đủ các buổi học trong các khóa học. GEM Global chỉ có chính sách học bù cho các chương trình trung hạn với thời lượng trên 14 buổi.

    • Đề cao tính ứng dụng và những chia sẻ thực tiễn cho người học.

    • Học viên sẽ chỉ được cấp “Chứng chỉ Khóa học” hay “Chứng nhận Tham dự“ nếu tham dự hơn 70% tổng số buổi học tại lớp của khóa học đó (nếu vắng trên 30% tổng số buổi học tại lớp thì sẽ không được cấp “Chứng chỉ” hay “Chứng nhận”).

    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu Quý vị có thể chia sẻ cho chúng tôi Quý vị biết GEM Global qua kênh thông tin nào: