GEM Global - Đối tác đào tạo tin cậy của các doanh nghiệp
Là một thành viên của tổ chức đào tạo Smart Train, Học Viện Quản Lý GEM (GEM Global) là đối tác đào tạo tin cậy về Quản lý và Lãnh đạo của các Doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về GEM Global
Previous slide
Next slide
Trang chủ » Cắt Giảm Chi Phí, Nhân Công, Kế Hoạch Kinh Doanh,… Có Thật Sự Hiệu Quả Khi Kinh Tế Suy Thoái?

Cắt Giảm Chi Phí, Nhân Công, Kế Hoạch Kinh Doanh,… Có Thật Sự Hiệu Quả Khi Kinh Tế Suy Thoái?

Theo Doanh Nhân Sài Gòn, kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải cố gắng chèo lái hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong tình thế suy thoái kinh tế đó, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm chi phí (cắt giảm nguồn nhân công và một số khoản chi phí không cần thiết) và thu hẹp các kế hoạch, dự định kinh doanh. Vậy liệu cách làm này có thật sự đúng và phù hợp không?

Theo chuyên gia, thực tế cho thấy hầu hết doanh nghiệp đều đang chọn hành động theo hai hướng: cắt giảm chi phí (cắt giảm nguồn nhân công và một số khoản chi phí không cần thiết) và thu hẹp các kế hoạch, dự định kinh doanh. Với hai hướng hành động trên, chắc chắn rằng doanh nghiệp sẽ vấp phải sự không phản đối từ phía người lao động, hoạt động kinh doanh có thể bị trì trệ hoặc ngừng hoạt động khi không có nhân công.

Vì thế, trước thực trạng đầy thách thức ấy, các doanh nghiệp cần phải hành động nhanh chóng và tập trung hơn, cũng như bình tĩnh đưa ra các phương án nắm chặt quyền kiểm soát, tìm cơ hội phát triển trong thế bị động. Để thực hiện được điều đó, doanh nghiệp có thể hành động như sau:

Thứ nhất: Khích lệ nhân viên
Nhân viên là nền móng của doanh nghiệp, quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Khi gặp phải các vấn đề lớn, nhân viên càng cần phải làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chính sách khen thưởng, động viên bộ phận nhân viên nhằm nâng cao hiệu suất công việc.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần trau dồi thêm các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho nhân viên để thích ứng nhanh và bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế. Đặc biệt là các kỹ năng cần cho thời kỳ suy thoái.

Thứ hai: Lập kế hoạch tài chính
Nguồn tiền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành doanh nghiệp. Cần phải tự chủ khả năng tài chính, kiểm soát các nguồn thu và nguồn chi, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái này. Dựa trên số liệu các năm trước, doanh nghiệp có thể dự toán kế hoạch sử dụng chi phí phù hợp trong tương lai.

Tình trạng suy thoái không thể lường trước, vì vậy doanh nghiệp phải luôn trong trạng thái sẵn sàng đối mặt. Xác định nguồn ngân sách hiện tại, phân bổ ngân sách phù hợp để doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngân sách cụ thể, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát.

Thứ ba: Cắt giảm chi phí
Doanh nghiệp có thể cắt bỏ các khoản chi phí ẩn – những chi phí bỏ ra nhưng không đem lại giá trị. Chi phí ẩn có thể không hiện rõ, nhưng để khoản chi phí này tiếp tục hoạt động trong thời gian dài mà không cắt bỏ kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tổ chức đánh giá hoạt động của lực lượng nhân viên, xác định các nhân viên tiềm năng, nhân viên nòng cốt và nhân viên kém, không còn phù hợp cho việc kinh doanh hiện tại. Từ đó lên kế hoạch quy hoạch nhân sự, bổ túc kiến thức cho nhân viên, tinh gọn bộ máy nhân lực.

Thứ tư: Rà soát, đánh giá chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp
Doanh nghiệp cần sàng lọc, phân tích lại lần lượt các kế hoạch, chiến lược, dự án và KPI để phù hợp với mục tiêu chiến lược. Các dự án nào có thể phát triển tốt thì duy trì, dự án nào chưa phù hợp thì điều chỉnh, dự án nào không thể tạo ra giá trị thì loại bỏ. Có thể thu hẹp thị trường hoạt động, chỉ tập trung vào thị trường có tiềm năng. Đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động phù hợp với ngân sách hiện có.

Đồng thời, xác định điểm mạnh, điểm yếu của chính doanh nghiệp, tìm hiểu đối thủ, nắm bắt cơ hội cạnh tranh. Quan sát tình hình đối thủ và cách giải quyết cho các tình huống khác nhau.

Thứ năm: Đánh giá mức độ rủi ro
Tự tổ chức đánh giá các rủi ro, cách giải quyết và khả năng xử lý được bao nhiêu rủi ro. Đề xuất mức độ rủi ro và phạm vi giải quyết.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn, GEM Global tổng hợp.

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân

Giám Đốc Đào Tạo Các Giải Pháp Công Nghệ

Hiện Ông là Trưởng bộ môn Thị trường tài chính tại khoa Ngân Hàng, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Ông Huân làm công tác chuyên gia tư vấn đầy kinh nghiệm về phát triển công nghệ và chuyển đổi số, quy hoạch kinh tế cho nhiều tỉnh thành và chính phủ Việt Nam, như Đồng Nai, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Đak Nông, TP. Hồ Chí Minh… 

Ông. Phạm Ngọc Hoàng Thanh

Giám Đốc Đào Tạo Chương Trình Tài Chính – Đầu Tư

Là người sáng lập và hiện là Giám đốc Điều hành Học viện Smart Train, tổ chức chuyên sâu đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CMA, CFA, CIA, CTP, FPAC và IFRS. Đồng thời, Ông Thanh đang là Ủy viên BCH CLB Kế Toán Trưởng Việt Nam (VCCA), Ủy viên BCH Hội Kế toán TP.HCM (HAA).

Bà. Bùi Thị Hòa (Anna Bùi)

Tư Vấn Đào Tạo Doanh Nghiệp

Bà có cơ hội làm việc đa dạng từ tổ chức phi chính phủ đến tập đoàn lớn và công ty đa quốc gia. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, đào tạo và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Bà. Lê Thị Ngọc Trâm

Trưởng Bộ Phận Truyền Thông & Marketing

Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing, Truyền thông & Quảng bá thương hiệu, cùng 6 năm làm việc trong các ngành Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, F&B…, bà Trâm đã triển khai nhiều chiến dịch hiệu quả, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và kết nối cộng đồng.

Bà. Nguyễn Thị Phương Anh
(Cindy Nguyễn)

Trưởng Tư Vấn Đào Tạo

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn và Đào tạo, Bà đã đồng hành cùng nhiều cá nhân và doanh nghiệp lớn trong hành trình phát triển con người & tổ chức.

Bà. Nguyễn Thị Kim Nga

Trưởng Bộ Phận Tài Chính – Kế Toán

Gần 10 năm giữ vai trò Kế toán trưởng tại các hệ thống y tế uy tín như Victoria Healthcare, DHA, và Nova Healthcare.

Bà. Hồ Thị Minh Hằng

Nhà Sáng Lập, Giám Đốc Điều Hành

“Trước khi chuyển qua làm Giáo dục – Đào tạo, Bà có 6 năm làm Product Manager cho Sony Việt Nam. Bà chính là người tham gia quan trọng vào quá trình chuyển đổi kinh doanh TV màn hình cong Wega sang TV LCD Bravia đạt đúng thời điểm với mức chi phí và hàng tồn kho tối ưu tại thị trường Việt Nam. Sau đó, bà phụ trách quản lý nhóm sản phẩm Personal Audio với hàng ngàn SKU và đạt giải “Kinh Doanh xuất sắc” do Phó Chủ Tịch Tập Đoàn Sony trao giải. Bà tiếp tục làm Group Brand Manager cho 3 nhãn hàng lớn nhất của Tập Đoàn Trung Nguyên. Sau đó bà nắm vị trí Giám Đốc Marketing cho một hãng dược phẩm lớn trên Thế giới.

Đăng ký tham dự

    Thông tin học viên







    Thông tin doanh nghiệp xuất hoá đơn



    • Phí ưu đãi được áp dụng khi Học viên chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày.Ngoài ưu đãi chuyển phí sớm, nếu Quý vị đăng ký theo nhóm sẽ được hưởng thêm “ưu đãi đăng ký nhóm” theo chính sách của GEM Global.

    • Học viên sẽ không được hoàn phí sau khi đã đóng phí tham dự. Tuy nhiên, nếu Học viên muốn dời khóa, vui lòng liên hệ bộ phận Tu Vấn Đào Tạo trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày để được hỗ trợ.

    • Học viên vui lòng sắp xếp dự học đầy đủ các buổi học trong các khóa học. GEM Global chỉ có chính sách học bù cho các chương trình trung hạn với thời lượng trên 14 buổi.

    • Đề cao tính ứng dụng và những chia sẻ thực tiễn cho người học.

    • Học viên sẽ chỉ được cấp “Chứng chỉ Khóa học” hay “Chứng nhận Tham dự“ nếu tham dự hơn 70% tổng số buổi học tại lớp của khóa học đó (nếu vắng trên 30% tổng số buổi học tại lớp thì sẽ không được cấp “Chứng chỉ” hay “Chứng nhận”).

    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu Quý vị có thể chia sẻ cho chúng tôi Quý vị biết GEM Global qua kênh thông tin nào: