Cục Việc làm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, lao động trong độ tuổi thanh niên là một trong những nguồn nhân lực chính của lực lượng lao động hiện nay, tương ứng khoảng 10,8 triệu người (chiếm 21,4%). 

Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những năm gần đây, năng suất và chất lượng lao động thanh niên đang được từng biến cải thiện nhưng vẫn tồn đọng nhiều hạn chế, đặc biệt là nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính đến năm 2021, chỉ có 29,3% người lao động trong độ tuổi từ 15 – 29 tuổi đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Đồng thời, trong báo cáo năng suất lao động Việt Nam năm 2020, năng suất lao động tuy tăng nhanh nhưng giá trị tuyệt đối lại thấp, chỉ xấp xỉ 118 triệu đồng/ lao động. 

Ngân hàng Thế Giới đưa ra nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ nhưng lực lượng lao động của Việt Nam còn thiếu xót nhiều kỹ năng để làm chủ được thời đại kinh tế số. Số liệu cho thấy, chỉ khoảng 40% doanh nghiệp khảo sát có đủ kỹ năng công nghệ thông tin, truyền thông để khai thác và duy trì công nghệ số. 

Điều đó đã chỉ ra, việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động trẻ trong những năm tới sẽ gặp nhiều thách thức, đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Mặt khác, những hậu quả từ tác động của dịch bệnh COVID – 19 đã khiến nguồn nhân lực Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng năng nề. Theo số liệu thống kê, tính đến hết quý I/2023, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở khu vực thành thi là 9,46% (cao hơn 2,81% so với khu vực nông thôn). Đối chiếu, có thể thấy đang có tới 1,5 triệu thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo; tăng tới 54.000 người so với quý IV/2022.

Xem thêm: 6 Ứng Dụng Hiệu Quả Của Phân Tích Dữ Liệu Nhân Sự Trong Lĩnh Vực Quản Trị Nhân Sự Hiện Nay

Vượt Qua Điểm Nghẽn Nguồn Nhân Lực 

Đối diện với những thách thức trên, Ông Đinh Ngọc Quý (Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội) đã đưa ra quan điểm,  ông Đinh Ngọc Quý – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nhìn nhận,rất khó để một đưa ra một giải pháp triệt để cho những thách thức nguồn nhân lực hiện nay. Nhân lực trẻ là đối tượng trong các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhưng không có một chính sách cụ thể dành riêng cho nhóm này. Công tác lồng ghép nhóm nguồn nhân lực trẻ vào các chương trình khác đã và đang không mang lại nhiều hiệu quả. 

Do đó, Ông Đinh Ngọc Qúy cho rằng, cần xem xét nghiên cứu để nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực trẻ thông qua việc đề xuất một chương trình chính sách cụ thể nhằm tận dụng cơ hội nghề nghiệp cho những lao động trẻ. Đặc biệt, công tác chú trọng cải thiện các kỹ năng số của thời đại 4.0, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề chất lượng cao cho nguồn lao động thanh niên.

Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, GEM Global tổng hợp và biên tập