GEM Global - Trusted training partner of businesses
As a member of Smart Train training organization, GEM Institute of Management (GEM Global) is a reliable training partner in Management and Leadership of Enterprises in Vietnam.
Tìm hiểu thêm về GEM Global
Previous slide
Next slide
Homepage » Quản Lý Nguồn Nhân Lực Từ A Đến Z? Các Mô Hình Quản Lý Nguồn Nhân Lực Hiệu Quả Hiện Nay

Quản Lý Nguồn Nhân Lực Từ A Đến Z? Các Mô Hình Quản Lý Nguồn Nhân Lực Hiệu Quả Hiện Nay

Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn lực, tạo đà tăng năng suất lao động. Vậy, Quản lý nguồn nhân lực là gì? Các chức năng của hoạt động quản lý nguồn nhân lực? Và Các mô hình quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu Quản lý nguồn nhân lực từ A đến Z thông qua bài viết dưới đây cùng GEM Global nhé.

I. Quản lý nguồn nhân lực là gì?

Khái niệm Quản lý nguồn nhân lực có thể hiểu đơn giản là sự phối hợp tổng thể các hoạt động như hoạch định, tuyển dụng, duy trì, phát triển hiệu quả và tạo điều kiện thuận lớn nhất để nguồn nhân lực đạt được các mục tiêu chiến lược hay định hướng của doanh nghiệp đề ra. 

Nguồn nhân lực theo góc độ doanh nghiệp, Quản lý nguồn nhân lực là tập hợp tất cả các nhân sự tham gia, đóng góp vào hoạt động của tổ chức. 

II. Vai trò của Quản lý nguồn nhân lực 

Nguồn nhân lực được con là mạch máu của doanh nghiệp. Vì thế nên công tác quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể:

  • Quản lý nguồn nhân lực đóng  vai trò trung tâm trong việc quản lý hiệu quả của nhân viên trong một tổ chức.  
  • Quản lý nguồn nhân lực xây dựng, định hướng và giám sát đội ngũ nhân sự hoạt động đúng  với mục tiêu, chiến lược của tổ chức đề ra. Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả còn tác động tích cực đến môi trường làm việc, giúp tăng năng suất làm việc, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 
  • Quản lý nguồn nhân lực tạo ra vốn tài sản tri thức, kinh nghiệm cho nhân sự nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Quản lý nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy cho nhân viên cống hiến hết mình với doanh nghiệp đồng thời giúp bồi dưỡng, nâng cao năng lực của họ về cả chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.

II. Mục tiêu Quản lý nguồn nhân lực hướng đến

1. Mục tiêu xã hội

Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Do đó, Hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp suy cho cùng sẽ đáp ứng nhu cầu và thách thức của xã hội nói chung, thực hiện mục tiêu phát triển chung của xã hội chứ không chỉ riêng doanh nghiệp. 

2. Mục tiêu doanh nghiệp

Hoạt động quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp đóng vai trò tiền đề và thúc đẩy doanh nghiệp đạt các mục tiêu chiến lược đề ra, vận hành hiệu quả hơn. 

3. Mục tiêu cá nhân

Mỗi cá nhân đi làm đều có mục tiêu phát triển và hoàn thiện bản thân. Bởi lẽ đó, hoạt động quản lý nguồn nhân lực gắn liền với mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên. Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả sẽ giúp bản thân người đi làm phát triển bản thân, nâng cao năng suất lao động và khả năng gắn kết bền chặt cùng doanh nghiệp. 

IV. Chức năng chính của Quản lý nguồn nhân lực

Quản lý nguồn nhân lực là hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. 3 chức năng trọng yếu của Quản lý nguồn nhân lực hiện nay bao gồm:

1 Chức năng thu hút nguồn nhân lực 

Nhằm thực hiện tốt chức năng này, bộ phận quản lý nguồn nhân lực cần đảo bảo đủ số lượng và chất lượng nhân sự cần thiết đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong đó, nguyên tắc của việc thu hút nguồn nhân lực phải đảm bảo Đúng số lượng – Đúng người – Đúng lúc và Đúng thời hạn. 

Chức năng thu hút nguồn nhân lực bao gồm các công việc sau:

  • Dự báo và lập kế hoạch nguồn nhân lực 
  • Phân tích hồ sơ công việc 
  • Tiến hành tuyển dụng lao động 
  • Lưu trữ và xử lý thông tin nhân sự

2. Chức năng đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực 

Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề và phẩm chất nhằm phát huy tối đa năng lực của người lao động. Thông qua đó, nhằm kiến tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao – trở thành lực lượng nòng cốt đi đầu xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Các công việc nhằm thực hiện chức năng này bao gồm:

  • Hoạt động hướng nghiệp, lộ trình sự nghiệp
  • Huấn luyện, đào tạo bồi dưỡng nhân lực
  • Cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, cần thiết. 
  • Các hoạt động phát triển nghề nghiệp. 

Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo và phát triển cần chú ý các vấn đề:

  • Doanh nghiệp cần những kỹ năng, kiến thức nào?
  • Nhân viên hiện tại đã có những kỹ năng, kiến thức gì?
  • Nhu cầu kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp cần trong tương lai?
  • Sự thiếu hụt kỹ năng, kiến thức so với nhu cầu tương lai?
  • Tiến hành đào tạo như thế nào?

3. Duy trì và quản lý nguồn nhân lực 

Duy trì nguồn nhân lực tập trung vào việc sắp xếp, phân bổ người lao động nhằm phát huy tối đa khả năng của họ, từ đó hướng tới việc sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. Song song với đó, cần đảm bảo sao cho người lao động gắn bó lâu dài và trung thành với tổ chức. Bởi lẽ, các nhân viên nhiệt huyết, gắn bó và tận tụy với doanh nghiệp sẽ làm việc năng suất hơn cũng như đóng góp nhiều hơn vào sự thành công của tổ chức. 

Các hoạt động chính để thực hiện chức năng gồm: 

  • Tạo động lực, động viên nhân sự
  • Đánh giá kết quả, hiệu suất làm việc
  • Xây dựng chế độ lương thưởng, phúc lợi và quyền lợi. 
  • Xây dựng môi trường, mối quan hệ công sở lành mạnh. 

V. Các Mô hình Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hiện nay

Dưới đây là top 5 mô hình quản lý nguồn nhân lực tiêu chuẩn, có thể áp dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp. Ứng dụng mô hình quản trị phù hợp sẽ giúp cho nhà lãnh đạo quản lý hiệu quả và hệ thống hóa hơn nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 

1. Mô hình quản lý nguồn nhân lực 5PS của Schuler

Mô hình quản lý nguồn nhân lực 5PS của Schuler gồm các mối quan hệ nội tại giữa mục tiêu chiến lược doanh nghiệp và hoạt động nhân sự chính:

  • (1) Philosophy (Quan điểm)
  • (2) Policies (Chính sách)
  • (3) Programs (Chương trình)
  • (4) Process (Quy trình)
  • (5) Practices (Hoạt động). 

Bằng việc tập trung xác định 5 hoạt động trên, mô hình đã giúp chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động nhân sự chủ chốt để hình thành và phát triển hành vi của cá nhân và nhóm nhân sự. Từ đó giúp đáp ứng nhu cầu chiến lược chung của doanh nghiệp. Theo Schuler, doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách hệ thống hóa tác động của những nhu cầu đó đối với 5 hoạt động chính của quản lý nguồn nhân lực. Theo đó, mối liên kết giữa chiến lược và hoạt động quản lý nhân sự được củng cố bằng việc khuyến khích sự tham gia của người lao động và vai trò của họ trong mối liên kết đó. 

2. Mô hình quản lý nguồn nhân lực kiểu Nhật của Willinam Ouchi (Thuyết Z)

Thuyết này tập trung vào việc tăng thêm sự trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp bằng cách tạo ra niềm tin và sự thỏa mãn của mỗi nhân viên trong và ngoài giờ làm việc. Đây là sự tương tác hai chiều, vừa giúp cho cấp trung có thể nắm bắt tình hình của cấp dưới. vừa giúp cho nhân viên được tham gia và các hoạch định, phản hồi và đề xuất với cấp trên của mình. 

Các nhà quản lý cần rèn dũa năng lực điều hành, lắng nghe và tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng của họ. Đồng thời họ cần liên tục đưa ra những điều chỉnh, góp ý nhằm hoàn thiện nhân viên của minh. Doanh nghiêp cần đảm bảo những điều kiện cần và đủ để nhân viên có thể yên tâm gắn bó lâu dài với công việc. Phúc lợi, Quyền lợi của người đi làm là những việc mà doanh nghiệp cần quan tâm để thu hẹp dẫn khoảng cách giữa nhân viên và sếp. Bên cạnh đó, việc đánh giá nhân viên cần rõ ràng, cẩn trọng và tế nhị nhằm giữ hòa khí cho cả hai bên. 

Học thuyết Z này được rất nhiều người ủng hộ, đặc biệt văn hóa làm việc của người nhân nói riêng – khi họ rất chú trọng sự trung thành, lòng tự tôn của bản thân. Đây chính là một mô hình hiệu quả được nhiều doanh nghiệp Nhật ứng dụng nhằm quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. 

3. Mô hình quản lý nguồn nhân lực lấy thuyết nhu cầu của Maslow làm nền tảng

Tháp Maslow là mô hình phổ biến và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực. Trong quản lý nguồn nhân lực, Tháp Maslow dùng để thấu hiểu mỗi nhân viên nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý. 

Cụ thể, tháp maslow gồm 5 tầng, được liệt kê theo hình kim tự tháp, từ dưới lên trên gồm: nhu cầu vật chất, nhu cần an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng and nhu cầu thể hiện bản thân. Nhà quản lý lãnh đạo cần thấu hiểu nhu cầu của mỗi nhân viên đang ở mức nào nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả như lương thưởng chẳng hạn. Việc thấu hiểu này còn tạo sự một môi trường công bằng, bình đẳng và luôn tôn trong nhân viên.

4. Mô hình quản lý nguồn nhân lực Harvard

Mô hình nay chú trọng và lấy con người làm trọng tâm, coi trọng mối quan hệ giao tiếp giữa các nhân trong một tổ chức. Mô hình này phát triển 3 yếu tố chủ chốt thường xuyên tác động đến nguồn nhân sự, bao gồm: (1) chế độ làm việc, (2) quá trình luân chuyển, (3) chế độ lương thưởng. 

Mô hình này giúp xác định yếu tố cốt lõi gắn với việc tích hợp từ bên trong và bên ngoài, các nhiệm vụ, chiến lược, cơ cấu tổ chức, các chính sách nhân sự liên quan khác. Tại mô hình, doanh nghiệp cần tập trung phát triển mối quan hệ giữa người với người, các quan hệ giao tiếp, sự trao đổi giữa các cá nhân và các chính sách khuyến khích tạo động lực cho nhân viên. Mô hình Harvard khuyến khích sự tham gia của nhiều bên vào trong quá trình thực hiện và phát triển các chính sách nhân sự. 

5. Mô hình quản lý nguồn nhân lực GROW

GROW đại diện cho 4 khía cạnh:

  • Goal (Mục tiêu)
  • Reality (Hiện thực)
  • Options Giải pháp)
  • Will (Ý chí)

Hiểu đơn giản, GROW là một bản kế hoạch cụ thể, vạch ra lộ trình (Reality) và điểm đến (Goal) thông qua sự cân nhắc các lựa chọn, giải pháp (Options) phù hợp và đòi hỏi sự đồng lòng hợp tác của toàn thể bộ máy nhân sự (Will). 

Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng mô hình này trong các gói giải pháp Huấn luyện, khai phá tiềm năng của nguồn nhân lực. Mô hình Grow là giải pháp tối ưu giúp tạo ra một đội ngũ nhân sự chất lượng, đồng thời củng cố sức mạnh nội tại cho doanh nghiệp. Dựa trên mô hình này, doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại thực trạng và những điểm thiếu sót của nguồn nhân lực nhằm đưa ra các gói giải pháp khắc phục phù hợp. 


Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Quản lý nguồn nhân lực and các mô hình quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hiện nay. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng mềm của quản lý cho người đi làm, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học về nhân sự, quản lý và lãnh đạo tại GEM Global

 

Đăng ký tham dự

    Thông tin học viên







    Thông tin doanh nghiệp xuất hoá đơn



    • Phí ưu đãi được áp dụng khi Học viên chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày.Ngoài ưu đãi chuyển phí sớm, nếu Quý vị đăng ký theo nhóm sẽ được hưởng thêm “ưu đãi đăng ký nhóm” theo chính sách của GEM Global.

    • Học viên sẽ không được hoàn phí sau khi đã đóng phí tham dự. Tuy nhiên, nếu Học viên muốn dời khóa, vui lòng liên hệ bộ phận Tu Vấn Đào Tạo trước ngày khai giảng ít nhất 3 ngày để được hỗ trợ.

    • Học viên vui lòng sắp xếp dự học đầy đủ các buổi học trong các khóa học. GEM Global chỉ có chính sách học bù cho các chương trình trung hạn với thời lượng trên 14 buổi.

    • Select training content that focuses on the core issue of the Enterprise.

    • Học viên sẽ chỉ được cấp “Chứng chỉ Khóa học” hay “Chứng nhận Tham dự“ nếu tham dự hơn 70% tổng số buổi học tại lớp của khóa học đó (nếu vắng trên 30% tổng số buổi học tại lớp thì sẽ không được cấp “Chứng chỉ” hay “Chứng nhận”).

    Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, chúng tôi sẽ rất hân hạnh nếu Quý vị có thể chia sẻ cho chúng tôi Quý vị biết GEM Global qua kênh thông tin nào: