Nói đến vấn đề giữ nhân tài, nhiều người nghĩ ngay đến vấn đề lương thưởng. Tuy nhiên để nhân sự tài năng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì còn nhiều yếu tố khác quyết định như: Môi trường làm việc, lộ trình thăng tiến, lộ trình đào tạo phát triển…
Nhân sự giỏi luôn là yếu tố cốt lõi để xây dựng hình ảnh đơn vị, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Như hiện nay, nhân sự giỏi càng trở nên quan trọng, tạo ra chất lượng dịch vụ đẳng cấp, mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Tuy nhiên, tuyển người tài đã khó, giữ người tài càng khó hơn. Bởi vì những nhân viên tài năng luôn được “săn đón” từ các đơn vị khác. Vì thế Giữ chân nhân tài luôn là bài toán thách thức của quản lý nhân sự… Vậy làm sao để giữ chân nhân tài?
Để giải bài toán này, trước tiên cần hiểu được nhân sự tài năng quan tâm nhất điều gỉ?
1. Môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh
Không có nhân sự giỏi nào lại muốn giới hạn bản thân trong một “chiếc hộp” nhỏ hẹp khiến mình bị hạn chế hoặc bị ganh ghét. Họ luôn muốn được thử thách bản thân, khẳng định chính mình. Do vậy, để giữ chân nhân tài, người Quản lý cần tạo ra một môi trường đảm bảo có sự cạnh tranh lành mạnh.
2. Lộ trình thăng tiến rõ ràng
Một lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ đầu giúp nhân viên giỏi cảm thấy có động lực phấn đấu và mong muốn cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự tưởng – thưởng đúng người, đúng lúc cũng là chất xúc tác quan trọng tạo nên cảm hứng làm việc cho nhân viên.
3. Quyền làm chủ công việc
Giao một nhiệm vụ quan trọng cho nhân viên giỏi sẽ khiến họ cảm thấy mối liên hệ khắng khít của mình với tổ chức, có trách nhiệm và kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đó một cách tốt nhất. Khi cá nhân có thể tự chủ sắp xếp công việc, thoải mái đề xuất ý kiến, họ sẽ có cảm giác gắn bó và trở thành một phần của tổ chức.
4. Chương trình đào tạo, huấn luyện
Tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên không chỉ để nâng cao trình độ, kỹ năng, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp mà còn tạo động lực để giữ chân người tài. Thông qua các khóa đào tạo này, nhân viên sẽ cảm thấy mình được quan tâm, được học hỏi và có nhiều cơ hội phát triển bản thân.
5. Niềm tin với lãnh đạo
Niềm tin trong môi trường làm việc và người đứng đầu tổ chức cũng quyết định sự gắn bó của các nhân viên giỏi. Nếu giữa các nhân viên có mâu thuẫn, người làm lãnh đạo sẽ trở thành cầu nối để hàn gắn và giải quyết vấn đề. Đồng thời, người lãnh đạo làm gương và định hướng rõ ràng cho nhân viên, giúp nhân viên cảm nhận rõ hơn sự phát triển của bản thân và tổ chức
6. Sự khác nhau trong hành vi, biểu hiện
Nếu nhân viên có biểu hiện không giống với suy nghĩ của bạn, đừng vội ngờ vực họ, hãy cố gắng tìm hiểu ý định của họ hơn là chỉ nhìn vào những gì họ đang làm. Những biểu hiện khác nhau chính là rào cản lớn nhất khiến khoảng cách giữa Quản lý và nhân viên xa dần mà chỉ người ở vị trí cấp trên mới có thể giải quyết ổn thỏa.
7. Mức độ quan trọng của công việc
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ngờ vực của lãnh đạo dành cho nhân viên chính là sự khác nhau trong cách đánh giá mức độ quan trọng của công việc. Bằng cách để buổi trò chuyện diễn ra thoải mái theo giao tiếp 2 chiều, lãnh đạo càng cởi mở thì nhân viên càng dễ chia sẻ. Từ đó, giúp lãnh đạo nắm được tiến trình công việc và được nhân viên tin tưởng hơn khi đưa ra cho họ lời khuyên có ích nhất.
8.Sự khác nhau trong phong cách làm việc
Mỗi người đều có một phong cách làm việc khác nhau và sự khác biệt này dễ gây ra hiểu lầm, thậm chí khiến cấp lãnh đạo mất đi lòng tin với nhân viên. Khi cấp lãnh đạo là người rõ ràng, chi tiết và nhân viên lại chọn hướng trình bày tổng quát thì cả hai sẽ không thể thống nhất trong công việc. Những lúc này, cấp lãnh đạo nên đi thẳng vào vấn đề để yêu cầu nhân viên điều chỉnh những thứ cần thiết và thống nhất hướng giải quyết.
GEM Global biên soạn từ nguồn Chefjob.vn