Giọng nói là một công cụ quan trọng để truyền cảm hứng và thu hút khán giả. Để tạo ra sự thu hút, rõ ràng, tự nhiên và biểu cảm, giọng nói là một yếu tố vô cùng quan trọng. Ở đây, chúng ta sẽ nói về những cách mà người thuyết trình có thể sử dụng để có nhiều năng lượng hơn trong bài phát biểu của mình.
1. Ngữ điệu và giai điệu
Một bài phát biểu với tông giọng đều đều, không có sự thay đổi trong giai điệu, sẽ chỉ khiến khán giả chú ý trong một vài phút đầu. Vì vậy, khi luyện tập cho một bài thuyết trình, hãy quyết định những câu từ hay phân đoạn nào đáng cần được chú ý và điểu chỉnh giọng điệu để nhấn mạnh những điểm này. Nhưng hãy cố gắng làm điều này một cách tự nhiên! Nếu điều gì đó nghe có vẻ phóng đại hoặc sai, khán giả của bạn có thể quay lưng lại với bạn.
2. Âm lượng
Hãy lưu ý rằng mục tiêu bài thuyết trình của bạn là được khán giả lắng nghe và tin tưởng, hãy quên đi việc phải truyền đạt làm sao cho mọi người có thể nghe thấy mình nói. Để thu hút sự chú ý của khán giả vào một số phần nhất định của bài phát biểu, hãy thử thay đổi âm lượng – đôi khi to hơn, đôi khi nhẹ hơn – để những đoạn được chọn có thể nổi bật so với phần còn lại. Ngay cả khi bạn đang thuyết trình bằng micrô, không phải lúc nào cũng nói nhẹ nhàng. Trong một vài trường hợp, tốt hơn là bạn nên cách xa micrô một chút và nói to hơn bình thường. Một bài phát biểu không phải là một cuộc trò chuyện thông thường và một người thuyết trình không thể truyền tải được niềm đam mê và sự nhiệt huyết nếu nội dung chỉ được truyền đạt một cách nhẹ nhàng.
3. Rõ ràng
Đừng quên đọc rõ từng từ để đảm bảo nội dung bài nói của bạn rõ ràng và khán giả có thể hiểu được.
4. Nhấn mạnh
Chỉ với một câu nói, việc nhấn mạnh các từ khác nhau có thể thay đổi trọng tâm của thông điệp. Thay đổi cách nhấn mạnh có thể làm thay đổi ý nghĩa và / hoặc hàm ý của cả câu nói.
5. Tận dụng thời gian tạm dừng
Carmen Taran lưu ý rằng rất hiếm người dẫn chương trình sử dụng thời gian tạm dừng. Theo Taran, khi những khoảng dừng được đặt ở những vị trí chiến lược trong một bài phát biểu, chúng có thể tạo ra sự khác biệt giữa một bài thuyết trình hay và một bài thuyết trình xuất sắc. Việc sử dụng thời gian tạm dừng có thể nhằm một số mục đích sau: để người nghe có cơ hội tiếp thu những gì vừa được nói; để tạo ra kỳ vọng về những điều sắp được nói; để cho người thuyết trình có cơ hội suy nghĩ về những gì sẽ được nói tiếp theo; để giúp người thuyết trình có khoảng nghỉ; và thậm chí cho người thuyết trình thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời một câu hỏi cụ thể.
6. Nhịp độ
Nếu bạn thường xuyên nhận được phản hồi tiêu cực về tốc độ bài phát biểu của mình, quá nhanh hoặc quá chậm, hãy luyện tập để có thể có một bài thuyết trình có tốc độ tự nhiên hơn. Nếu một bài phát biểu được truyền tải quá nhanh, nó có thể khiến người nghe không kịp tiếp thu và gây ra sự lo lắng cho người nghe. Nếu nó quá chậm, nó có thể khiến mọi người chán nản và thậm chí gây khó chịu.
7. Tông giọng
Giữa tông giọng của người thuyết trình và nội dung được truyền tải phải có sự thống nhất. Không ai có thể thể hiện sự phẫn nộ khi nói nhẹ nhàng, cũng như không thể thể hiện khả năng kiểm soát tình huống nếu sử dụng giọng điệu sợ hãi, lo lắng. Đảm bảo rằng bạn nắm bắt được nội dung của bài thuyết trình, kiểm tra xem nó có đúng với những gì bạn tin tưởng hay không, sau đó hãy điều chỉnh tông giọng phù hợp.
Đừng quên áp dụng 7 mẹo này để sử dụng giọng nói hiệu quả cho các bài thuyết trình, chúng tôi đảm bảo bạn sẽ có màn trình diễn tốt hơn và khán giả sẽ nhiệt tình lắng nghe hơn.
Nguồn: theo SOAP