Bất kỳ nhà quản lý, lãnh đạo hay tuyển dụng công ty nào cũng luôn mong muốn tìm kiếm và sở hữu được những nhân viên ưu tú, xuất sắc nhằm mang hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cứ sau một khoảng thời gian làm việc, các nhóm nhân viên HIPO (High – Potential Employee) này lại “cất cánh” nhảy việc vì nhiều nguyên nhân.
Khi lương thưởng không còn là yếu tố quan trọng hàng đầu..
Nếu trước kia lương là yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút và giữ chân các nhóm nhân viên tiềm năng (HIPO) thì trong bối cảnh hiện tại, cần nhiều yếu tố hơn để giữ chân nhóm nhân viên này như chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng và các chế sách linh hoạt khác,… Trong số đó, “Sếp tốt – Sếp giỏi” đang trở thành một trong những yếu tố tối ưu của nghệ thuật “giữ chân” nhân sự được các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới sử dụng.
Năng lực và phẩm chất của Quản lý, Lãnh đạo là một tấm gương soi chiếu cho mỗi nhân viên trong công ty. Riêng với nhóm nhân viên tài năng, họ không chỉ có những nguyên tắc, yêu cầu cũng nhưng kỳ vọng cao cho bản thân, mà còn đòi hỏi ở những người xung quanh những điều tương tự, đặc biệt là với cấp trên. Do đó, muốn nhân viên giỏi ở lại, nể phục và hết mình làm việc thì sếp phải tốt – sếp phải giỏi. Một quản lý xuất sắc là người biết soi đường chỉ lối cho nhân viên hoàn thiện bản thân, biết cổ động, “tạo đà” và phát triển cho mỗi người nhân viên của mình.
Cách để Nhà quản lý giữ chân nhân viên tiềm năng
1. Bày tỏ sự kỳ vọng và khen ngợi
Việc khéo léo khơi gợi, bày tỏ sự kỳ vọng của mình đối với nhân viên nhằm thể hiện sự tin tưởng, tín nhiệm và coi trọng vai trò của họ đối với công việc nói riêng và công ty nói chung. Nếu quản lý thường xuyên bày tỏ thái độ thất vọng hoặc ít giao tiếp mà thiếu đi sự kỳ vọng và khen ngợi sẽ khiến nhân viên dần chán nản, thất vọng trong khi bản thân họ đã rất cố gắng và hết mình vì công việc.
2. Tạo cho nhân viên môi trường cạnh tranh lành mạnh
Nhân tài cần không gian để phát huy khả năng và vai trò của họ. Do đó, các nhà quản lý, lãnh đạo cần tạo cho nhân viên của mình một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vừa có thể học hỏi được từ những “đối thủ” khác, vừa thôi thúc tạo động lực cho họ nỗ lực, sẻ chia và rèn dũa năng lực của bản thân mình.
3. Trao quyền, Ủy quyền công việc và giám sát
Buông bỏ trọng trách và trao quyền, ủy quyền nhiều hơn cho nhân viên HIPO là điều quản lý, lãnh đạo nên làm. Cách này vừa giúp bản thân sếp giảm tải áp lực, vừa khiến họ thể hiện sự tín nhiệm đối với nhân viên giỏi.
Muốn trở thành tấm gương “Sếp tốt – Sếp giỏi” cần giỏi quản trị
Quản lý muốn nhân viên nể phục, tin yêu cần không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn phải xuất sắc trong quản trị. Thông thường, những người được thăng chức lên quản lý đều có chuyên môn xuất sắc, nhưng không đồng nghĩa họ chưa giỏi quản trị. Nhiều trong số họ không được hoặc chưa được đào tạo, huấn luyện qua các khóa học về quản trị một cách bài bản. Do đó, muốn trở thành một tấm gương tốt – giỏi để nhân viên noi theo, nhà quản lý cần học và rèn dũa các kỹ năng cần thiết để quản trị, dẫn dắt đội ngũ nhân sự.
Sắp tới, GEM Global sẽ khai giảng khóa học “Phát triển năng lực quản trị cho quản lý cấp trung – CDMM” dành cho các nhà quản lý cấp trung, nhóm nhân viên HIPO và những người có tiền năng mong muốn phát triển năng lực quản trị. Nhấn xem thêm để tìm hiểu thông tin để có cơ hội tham gia khóa học.