GEM Global - Trusted training partner of businesses
As a member of Smart Train training organization, GEM Institute of Management (GEM Global) is a reliable training partner in Management and Leadership of Enterprises in Vietnam.
Các nhà lãnh đạo cho biết họ cảm thấy bế tắc, thiếu trang bị hoặc quá tải khi họ phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong vai trò của mình. Để lãnh đạo người khác một cách hiệu quả trong bối cảnh biến động ngày càng tăng cao, trước hết, các nhà lãnh đạo phải học cách lãnh đạo chính mình. Đặc biệt, họ cần các chiến lược để tăng tốc độ cũng như khả năng học hỏi, phát triển và vượt qua những thách thức ngày một phức tạp hơn.
Đón nhận cảm giá không thoải mái từ những điều bản thân không biết
Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng bộ não của chúng ta được thiết kế để coi sự không chắc chắn là một rủi ro hoặc mối đe dọa, việc cảm thấy căng thẳng khi đối mặt với những tình huống không quen thuộc là điều bình thường về mặt sinh lý. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đạt thành tích cao, những người đã xây dựng sự nghiệp của mình bằng cách tìm ra những câu trả lời “đúng”. Mặc dù tránh những cảm giác khó chịu này là một xu hướng tự nhiên của con người, nhưng nó có thể trở thành một rào cản đáng kể đối với việc học tập, phát triển trong tương lai, cũng như hiệu suất ở hiện tại.
Thay vì trốn tránh những cảm giác này, chúng ta phải học cách thừa nhận và đón nhận sự khó chịu như một phần bình thường của quá trình học tập. Theo mô tả của Satya Nadella, Giám đốc điều hành của Microsoft, các nhà lãnh đạo phải chuyển từ tư duy “biết tất cả” sang tư duy “học tất cả”. Bản thân việc thay đổi tư duy này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu bằng cách loại bỏ các áp lực khiến bạn mong muốn phải có câu trả lời cho tất cả vấn đề.
Phân biệt giữa phức tạp (complicated) và phức hợp (complex)
Hầu hết chúng ta thường sử dụng thuật ngữ phức tạp và phức hợp thay thế cho nhau khi trên thực tế, chúng được đại diện cho mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Những thách thức mang tính phức hợp chứa đựng nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, một số yếu tố có thể chưa được biết trước và có thể thay đổi theo thời gian mà không thể đoán trước. Ngoài ra, một hành động hoặc thay đổi trong một chiều tác động, có thể dẫn đến kết quả không lường trước được. Ví dụ, chính sách đối ngoại và biến đổi khí hậu là những thách thức phức hợp. Trong khi thực tế không thiếu ý kiến về những chủ đề này, nhưng không có giải pháp rõ ràng nào có thể giải quyết triệt để. Do đó, các giải pháp cho những thách thức phức hợp thường xuất hiện thông qua việc thử và sai, đòi hỏi người lãnh đạo phải sẵn sàng, có khả năng hành động, học hỏi và thích ứng.
Từ bỏ chủ nghĩa Hoàn hảo
Trong một môi trường phức hợp với bối cảnh liên tục thay đổi, hướng tới sự hoàn hảo là vô ích. Thay vào đó, hãy hướng tới sự tiến bộ, mong đợi trải nghiệm những sai lầm và nhận ra rằng bản thân có khả năng liên tục sửa chữa khi cần thiết. Đối với những người có thành tích cao, có khuynh hướng cầu toàn, thì cái tôi và địa vị có thể cản đường. Để từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo, hãy xác định và thừa nhận những nỗi sợ cố lõi trong chính mình – chẳng hạn như “Tôi sợ sẽ thất bại”, “Tôi sợ trông tệ hại” hoặc “Tôi sợ sẽ đưa ra quyết định sai lầm”. Việc loại bỏ sự kìm kẹp của những giả định trong tình huống thất bại có thể cho phép nhà lãnh đạo từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo, và chấp nhận rằng những sai lầm, thất bại sẽ là cơ hội học tập, phát triển sự nghiệp tuyệt vời.
Chống lại sự phóng đại quá mức và kết luận nhanh
Nhà lãnh đạo có thể đơn giản hóa những thách thức phức tạp để trông chúng có vẻ ít gây nản lòng hơn. Ví dụ: việc chia nhỏ một thử thách thành các vấn đề nhỏ sẽ cho chúng ta cảm giác có khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là thu hẹp tầm nhìn của người lãnh đạo, khiến những mắc xích bị bỏ lỡ và che khuất góc nhìn toàn diện.
Bên cạnh đó, nhiều nhà lãnh đạo có khuynh hướng hành động nhanh, đồng thời cũng nhanh chóng trở nên thất vọng khi không đưa ra được giải pháp và kế hoạch hành động rõ ràng. Thay vì mong muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng, các nhà lãnh đạo phải học cách cân bằng khao khát hành động với cách tiếp cận cẩn trọng hơn để nắm bắt được tất cả vấn đề từ cốt lõi.
“Đừng đi một mình”
Nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy bị cô lập khi họ phải liên tục đối mặt với sự thay đổi và sự không chắc chắn đến từ những thách thức mới. Một phần cảm giác bị cô lập của họ xuất phát từ niềm tin ngầm rằng họ cần phải tự mình giải quyết tất cả các vấn đề. Khi mức độ phức tạp và khối lượng công việc của chúng ta tăng lên, xu hướng tự nhiên của chúng ta là tập trung và nỗ lực cá nhân lên gấp đôi. Tuy nhiên, khi đối mặt với những thách thức mà phạm vi các vấn đề không rõ ràng và đầy “dây mơ rễ má”, thì cách hành động đó có thể mang đến một thảm họa. Thay vào đó, đây lúc nhà lãnh đạo cần tiếp cận với có chủ đích với những người trong mạng lưới quan hệ của mình, để nắm bắt được bản chất và các khía cạnh khác của vấn đề mà họ không thể tự nhìn nhận ra.
Thu nhỏ
Các nhà lãnh đạo thường gặp khó khăn khi đối mặt với những thách thức mang tính phức hợp vì họ quá đắm chìm vào chúng. Hãy thu nhỏ hoặc lùi xa ra khỏi bối cảnh để tạo cho mình một góc nhìn rộng hơn, một cái nhìn có hệ thống hơn và đánh giá các giả định sáng suốt hơn. Ở “vị trí từ xa”, nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy toàn cảnh những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, các mô hình, rủi ro tiềm ẩn cũng như các giải pháp. Khi thực hành thành thục cách làm này, chúng ta có thể phát triển năng lực nhìn toàn cảnh và tư duy nhanh nhẹn hơn.